Những cơn ốm nghén khi mang thai luôn hành hạ và làm các mẹ bầu khó chịu mỗi ngày. Chị em hãy cùng tham khảo những cách trị ốm nghén khi mang thai tháng đầu tự nhiên, hiệu quả cho thai phụ để thoát khỏi tình trạng khó chịu này. Đồng thời có thể đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi trong bụng.
Cách trị ốm nghén khi mang thai cho bà bầu
Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ để dạ dày không quá đói hay quá no
Cách trị ốm nghén – Cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý tốt cho dạ dày
Bổ sung đủ nước cho cơ thể là cách giảm ốm nghén
Bổ sung đủ nước (hoặc các chất lỏng khác) cho cơ thể, đặc biệt khi mẹ thường xuyên nôn mửa. Mẹ nên uống từng lượng nhỏ và chia thành nhiều lần trong ngày, tránh uống nước trong bữa ăn hoặc trước và ngay sau khi ăn. Chọn các món ăn dặm như bánh quy, ngũ cốc, trái cây hay trà gừng để giữ cho dạ dày khỏi bị đói.
Không được bỏ đói cơ thể
Ốm nghén nên “ngại” ăn? Sai lầm rồi bầu nhé! Thực tế, việc dạ dày liên tục bị “bỏ đói” trong thời gian dài ngược lại sẽ khiến tình trạng nôn ói trở nên nghiêm trọng hơn.
Vì vậy, thay vì “khóa miệng”, bầu nên tranh thủ nạp thêm thực phẩm cho cơ thể sau mỗi 3-4 tiếng.
Bữa ăn sáng của thai phụ rất quan trọng
Nhâm nhi một vài miếng bánh quy hoặc một ít ngũ cốc ngay khi vừa mở mắt cũng có thể giúp bầu giảm bớt tình trạng ốm nghén. Bởi sau một giấc ngủ dài, dạ dày trống rỗng và cần được bổ sung thức ăn.
Lựa thực phẩm cho thai kỳ đúng cách
Salad rau quả, sữa chua, các món để nguội, thực phẩm lạnh sẽ phù hợp với những mẹ bầu bị ốm nghén hơn so với những món nóng. Bởi khi nóng, thực phẩm dễ “bốc mùi” và khiến bầu cảm thấy khó chịu hơn.
>>>Xem thêm: Cách chọn loại kem dưỡng trắng da cho bà bầu an toàn hiệu quả nhất
Tại sao thai phụ bị nghén bầu?
Hầu hết thai phụ đều trải qua tình trạng ốm nghén, song ít trường hợp bị nghén bầu nặng. Tình trạng này liên quan đến sự thay đổi và điều hòa hormone sinh dục trong thời kỳ mang thai. Cụ thể cơ thể mẹ bầu sản sinh lượng hormone lớn hơn, khiến cơ thể không kịp thích nghi và phản ứng lại.
Không có dấu hiệu nào cho biết một người có bị ốm nghén hay không, tuy nhiên nguy cơ nghén bầu nặng cao hơn ở một số đối tượng sau:
– Phụ nữ béo phì, thừa cân.
– Người mang thai lần đầu tiên.
– Người bị bệnh nguyên bào nuôi.
– Người mang đa thai.
– Người có tiền sử bị nghén bầu nặng ở những lần mang thai trước.
>>>Xem thêm: Top 7 shop thời trang bầu online đẹp nhất
Nguyên nhân gây ra tình trạng ốm nghén khi mang thai
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng buồn nôn và nôn ở bà bầu là do sự thay đổi nội tiết tố: sự gia tăng hormone chorionic gonadotropin (hCG) và estrogen. Ngoài ra, hormone tuyến giáp thyroxine cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng ốm nghén.
Trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ sản xuất lượng lớn hormone progesterone, chúng làm giãn các cơ trong hệ tiêu hóa, khiến cho thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản và gây ra cảm giác buồn nôn. Ngoài ra, hormone này còn có khả năng làm chậm quá trình tiêu hóa, gây ra chứng khó tiêu, táo bón.
Ngoài ra còn do một vài nguyên nhân sau:
- Do thói quen ăn uống thất thường
- Hệ thần kinh của bà bầu trở nên nhạy cảm hơn với một số thực phẩm có mùi vị
- Do di truyền: Thông thường mẹ bị nghén khi mang thai thì con gái cũng sẽ gặp tình trạng này
Đối tượng dễ bị ốm nghén
Tình trạng nghén xảy ra ở hầu hết mẹ bầu với tính chất khác nhau. Tuy nhiên không phải ai cũng gặp phải. Những bà bầu dưới đây là nhóm đối tượng có nguy cơ bị nghén cao hơn:
- Bà bầu mang thai lần đầu
- Bà bầu quá béo, thừa cân
- Người có tiền sử nghén nặng ở những lần mang thai trước đó
- Bà bầu mang song thai hoặc đa thai
- Bà bầu mắc bệnh nguyên bào nuôi
Bài viết trên, mình đã chia sẻ tới các bạn Cách trị ốm nghén khi mang thai cho bà bầu. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết nhé!
>>>Xem thêm: Hướng dẫn tất cả các shop đồ bầu online siêu rẻ
Mỹ Phượng-Tổng hợp
Tham khảo: (hongngochospital, theasianparent,…)