Siêu âm là gì? Các hình thức hiển thị hình ảnh siêu âm

Siêu âm là gì? Siêu âm, hay còn được gọi là siêu âm chẩn đoán, là một phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh trong thời kỳ mang thai của mẹ bầu. Qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hơn đến bạn đọc, cùng tham khảo nhé.

Siêu âm là gì?

Siêu âm là gì? Thông tin cho bạn đọc
Siêu âm là gì?

Siêu âm là một phương pháp cận lâm sàng hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ trong việc chẩn đoán và theo dõi bệnh nhân. Đây là một phương pháp phổ biến, hiệu quả và an toàn tuy nhiên cần có sự chỉ định và khuyến cáo từ bác sĩ.

Siêu âm được sử dụng để khảo sát nhiều bộ phận, cơ quan quan trọng trong cơ thể như: ổ bụng, sản khoa, tim mạch, phụ khoa, tuyến vú, tuyến giáp…. và hỗ trợ kỹ thuật cho các y học khác.

Xem thêm Lựa chọn váy cho bầu vừa cho con ti tiện lợi mà lại thời trang xinh xắn

Các hình thức hiển thị hình ảnh siêu âm

Kiểu A (Amplitude Mode)

Đầu dò phát sóng gián đoạn, chùm sóng âm khi xuyên qua cơ thể gặp những bộ phận có kháng trở âm khác nhau sẽ cho ra những âm thanh phản xạ tác dụng lên đầu dò siêu âm, tạo những tín hiệu điện được khuếch đại, xử lý và hiện trên màn hình dạng những hình xung nhọn nhô lên khỏi đường đẳng điện. Kiểu A này thường ít sử dụng đơn lẻ mà kết hợp với kiểu B (B Mode).

Kiểu B (Brightness Mode)

Là kiểu hiển thị dưới dạng thang xám theo thời gian thực. Mức thang xám tỷ lệ với cường độ tín hiệu. Khi hiển thị trên màn hình có nền đen, các tín hiệu cường độ mạnh hiện lên màu trắng, không có tín hiệu hiện lên màu đen, còn các tín hiệu với cường độ trung gian thể hiện qua các sắc xám.

Kiểu TM (Time Motion Mode)

Dùng để hiển thị chuyển động của các vật thể theo thời gian bằng cách thể hiện hình kiểu B với các tốc độ quét khác nhau. Nếu mặt phẳng hồi âm đứng yên thì trên màn hình sẽ biểu hiện bằng đường thẳng, ngược lại sẽ có dạng đồ thị di chuyển. Dùng đánh giá sự chuyển động, đo kích thước, sự đàn hồi… Kiểu B, TM đều là siêu âm một chiều.

Kiểu 3D, 4D

Đây là kiểu siêu âm đa chiều trên nền tảng kiểu B, TM giúp tái tạo hình ảnh dạng đa chiều. Kiểu này thường được sử dụng trong sản khoa.

Doppler

Có 4 dạng siêu âm Doppler là xung, màu, liên tục, năng lượng. Ứng dụng trong siêu âm tim, khảo sát khối u, mạch máu, nơi tổn thương hoặc siêu âm thai.

Ưu điểm của kỹ thuật siêu âm

Pregnancy Information | Everything You Need to Know
Ưu điểm của kỹ thuật siêu âm

Siêu âm là gì? Chắc hẳn không ít người đã tự hỏi Siêu âm là gì mà lại trở nên phổ biến đến như vậy. Và để có câu trả lời thuyết phục nhất, chúng ta cùng tìm hiểu những ưu điểm của kỹ thuật siêu âm trong y khoa sau đây:

  • Siêu âm không hề đau và gây khó chịu: thực tế, siêu âm chỉ là phương pháp thăm dò bên ngoài da nên không hề gây khó chịu hay đau đớn như một số phương pháp chẩn đoán bệnh khác như xét nghiệm hay nội soi.
  • Cho kết quả nhanh và chính xác: sự hiện đại của các phương pháp Siêu âm 3D và 4D hiện nay sẽ cho và phân tích kết quả một cách rõ nét với hình ảnh màu rất dễ nhìn, từ đó có thể dễ dàng chẩn đoán bệnh hơn.
  • Giá thành hợp lý: siêu âm tùy từng loại và tùy từng bộ phận sẽ có giá khác nhau, tuy nhiên so với các phương pháp chẩn đoán bệnh khác là vô cùng hợp lý khiến cho bất cứ ai cũng có thể thực hiện siêu âm, đặc biệt là phụ nữ có thai.
  • Dễ dàng thực hiện trong thời gian nhanh nhất: siêu âm là phương pháp chẩn đoán bệnh đơn giản bằng cách bôi một chút gel lên da và sử dụng máy siêu âm có gắn đầu dò để khám bệnh. Chính vì thế, các bác sĩ có thể rút ngăn thời gian khám bệnh của một bệnh nhân và mọi người cũng không cần chờ đợi quá lâu trong quá trình khám.

xem thêm Đồ bộ dành cho bà bầu xinh xắn nhất hiện nay cho một thai kỳ rạng ngời

Quy trình siêu âm như thế nào?

Chuẩn bị siêu âm

Tùy vào khu vực hoặc bộ phận được kiểm tra mà người tham gia kỹ thuật siêu âm có sự chuẩn bị khác nhau. Thông thường, bác sĩ có thể yêu cầu người tham gia nhịn ăn từ 8-12 giờ đồng hồ trước siêu âm, đặc biệt là trong khám bụng bởi thức ăn chưa được tiêu hóa sẽ chặn sóng âm thanh, kỹ thuật viên khó thu được hình ảnh rõ nét và chính xác. (2)

Trường hợp kiểm tra gan, túi mật, tuyến tụy và lá lách, người tham gia được yêu cầu có chế độ ăn không chất béo vào buổi tối trước xét nghiệm, sau đó nhịn ăn cho tới khi thực hiện thủ thuật. Người tham gia vẫn có thể uống nước hoặc các loại thuốc theo sự cho phép của bác sĩ. Tuy nhiên, đối với một số kiểm tra khác như siêu âm vùng chậu, người tham gia sẽ được yêu cầu uống nhiều nước và nhịn tiểu để bàng quang đầy, hình ảnh thu nhận được rõ nét và chính xác hơn.

Thực hiện siêu âm

Bác sĩ siêu âm sẽ sử dụng một loại gel bôi trơn đặc biệt thoa lên da, gel này giúp đầu dò tiếp xúc an toàn với cơ thể, loại bỏ các túi khí giữa đầu dò và da để chặn sóng âm truyền vào trong cơ thể. Đầu dò sẽ được đặt trên cơ thể và tiến hành di chuyển qua lại ở khu vực cần kiểm tra, thực hiện liên tục đến khi thu lại được hình ảnh mong muốn.

Thông thường, áp lực gây ra từ đầu dò được ép vào khu vực cần kiểm tra không gây ra cảm giác đau hoặc khó chịu cho người được siêu âm. Tuy nhiên, trong trường hợp vùng kiểm tra là vùng mô mỏng, bạn có thể cảm thấy tức hoặc đau nhẹ.

Tùy thuộc vào bộ phận cần kiểm tra mà bạn được yêu cầu thay đổi vị trí để bác sĩ có thể tiếp cận tốt hơn.

Kết thúc quá trình siêu âm, người tham gia được làm sạch toàn bộ gel bôi trơn được thoa lên da trước đó. Thời gian siêu âm thường kéo dài trong vòng 15 – 30 phút, phụ thuộc vào vùng được kiểm tra. Sau đó, bạn có thể sinh hoạt, vận động bình thường. (3)

Xem thêm Mách mẹ bầu thực phẩm dễ gây sảy thai các mẹ nên tránh

Sau siêu âm

Is It Safe? Common Pregnancy Concerns | Parents
Sau siêu âm

Siêu âm là gì? Kết quả siêu âm được ghi lại và thể hiện trên hình ảnh, dựa vào đó bác sĩ sẽ kiểm tra và phát hiện những bất thường nếu có. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn tái khám định kỳ, hoặc kết hợp thực hiện thêm một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh cần thiết khác như chụp CT, MRI, sinh thiết… Tất cả những kết quả này sẽ hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh, đưa ra phương án điều trị tốt nhất.

Qua bài viết trên Thoitrangbau.vn đã cung cấp các thông tin về siêu âm là gì? Các hình thức hiển thị hình ảnh siêu âm. Hy vọng những thông tin trên của bài viết sẽ hữu ích với các bạn đọc, cảm ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết này nhé.

Mỹ Phượng – Tổng hợp & chỉnh sửa

Tham khảo ( www.vinmec.com, tamanhhospital.vn, … )