Làm gì khi có dấu hiệu chuyển dạ? Dấu hiệu đau chuyển dạ

Làm gì khi có dấu hiệu chuyển dạ? Đau chuyển dạ xảy ra khi phụ nữ mang thai cảm thấy cơn đau bụng xuất phát từ vị trí tử cung. Vậy khi có dấu hiệu chuyển dạ bạn cần nên làm gì? Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé.

Làm gì khi có dấu hiệu chuyển dạ?

Làm gì khi có dấu hiệu chuyển dạ? Thông tin cho bạn đọc
Làm gì khi có dấu hiệu chuyển dạ?

Mẹ cần để ý, cẩn trọng, khi có dấu hiệu chuyển dạ sớm, có người phải mất từ 5 đến 14 giờ mới có thể sinh, thế nhưng cũng có người sẽ sinh ngay sau đó. Do đó, khi nhận thấy hiện tượng chuyển dạ diễn ra, mẹ bầu bình tĩnh và thực hiện theo 5 bước sau:

Xem thêm Thời trang bà bầu mùa hè và những kinh nghiệm hay dành cho chị em

Đánh giá tình huống

Bạn cần đánh giá tình trạng bản thân để xác định xem mình có đủ thời gian đến cơ sở y tế để sinh con hay không. Mỗi phụ nữ sẽ trải quá trình chuyển dạ khác nhau nhưng nếu bạn đang có những cơn co thắt mạnh, kéo dài, xảy ra cách nhau ít hơn 5 phút hoặc nếu nước ối bị vỡ và có cảm giác muốn rặn đẻ thì đó có thể là những dấu hiệu cho thấy bạn sắp sinh.

Nhờ giúp đỡ

Điều này nghe có vẻ hiển nhiên nhưng bạn cần biết ai có thể giúp được bạn trong tình huống này. Bạn sẽ cần một người gọi giúp gọi vào số điện thoại cấp cứu y tế 115 ngay lập tức, lắng nghe nhân viên trực tổng đài hướng dẫn và hỗ trợ bạn sinh cho đến khi xe cấp cứu đến.

Bình tĩnh và bình tĩnh

Nếu các dấu hiệu chuyển dạ sớm đã diễn ra và bạn không kịp đến bệnh viện, hãy cố gắng hết sức để giữ bình tĩnh và hãy nhớ rằng cơ thể bạn biết cách làm điều này! Nếu đây là lần đầu tiên bạn sinh, đừng quá lo bởi nếu trẻ sắp chào đời có nghĩa là bé đã ở vị trí lý tưởng để sẵn sàng di chuyển qua kênh sinh của mẹ.

Làm cho bản thân thoải mái nhất có thể

Trong trường hợp này, để có thể chuẩn bị sinh con tốt nhất, mẹ bầu hãy hạ thấp người và lót một chiếc khăn mềm hoặc mền bên dưới để em bé tiếp đất nhẹ nhàng. Nếu bạn ở một mình, hãy nằm ngửa, hai chân dang rộng để bé thuận lợi ra ngoài. Mẹ nên dùng sức để rặn bé ra hoàn toàn. Khi bé ra ngoài nên lấy khăn ủ ấm cho bé, đồng thời lau hết nhớt ở miệng bé.

Không tự ý cắt dây rốn khi bé chào đời

Ngay sau bé chào đời, hãy đặt bé nằm lên ngực của bạn (da kề da) và lau khô bằng khăn mềm, sạch. Sự tiếp xúc da chạm da này sẽ giúp giữ ấm cho bé. Đa phần, trẻ sẽ tự hô hấp mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào và chỉ 1% cần sự hỗ trợ.

Đừng tự ý cắt dây rốn bởi nếu không có kinh nghiệm hoặc không có sự hỗ trợ của nhân viên y tế, việc tự ý cắt dây rốn cho trẻ có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng. Bạn có thể cột dây rốn của bé bằng chỉ hoặc sợi vải xé để thắt đường dẫn máu giữa bé và mẹ.

Dấu hiệu đau chuyển dạ

Khi dấu hiệu đau chuyển dạ bắt đầu, phần cổ tử cung sẽ mở rộng ra, đồng thời các cơ ở tử cung bắt đầu co thắt (xuất hiện các cơn gò tử cung). Phần bụng trở nên cứng lại mỗi khi cơn co thắt xảy ra. Giữa các cơn co thắt là lúc tử cung thư giãn và trở nên mềm mại hơn. Em bé trong bụng mẹ vẫn tiếp tục di chuyển từ lúc bắt đầu đau chuyển dạ và suốt khoảng thời gian đầu tiên khi mẹ bầu chuyển dạ.

Bên cạnh cơn gò tử cung, một số biểu hiện được liệt kê trong bảng sau đây cũng có khả năng là báo hiệu cho thấy sự chuyển dạ đang bắt đầu. Bạn có thể không nhận thấy những biểu hiện này trước khi xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ cần nhập viện:

Chuyển dạ giả là gì?

Pregnant with COVID-19: Mother shares grief as doctors make plea | wfmynews2.com
Chuyển dạ giả là gì?

Trên thực tế, việc nhận thấy sự xuất hiện của cơn gò tử cung chưa chắc đã là dấu hiệu đau chuyển dạ cần nhập viện. Tử cung của bạn có thể co thắt và giãn nở nhiều lần trước khi bắt đầu chuyển dạ “thật”.

Làm gì khi có dấu hiệu chuyển dạ? Những cơn co thắt bất thường này được gọi là chuyển dạ giả, cơn gò sinh lý hoặc cơn gò Braxton Hicks. Đây là dấu hiệu bình thường ở phụ nữ mang thai nhưng đôi khi có thể gây ra nhiều đau đớn, khiến các mẹ lo lắng và nghĩ rằng đó là dấu hiệu chuyển dạ cần nhập viện. Chuyển dạ giả thường xuất hiện nhiều hơn vào cuối ngày.

Xem thêm Những thực phẩm phòng tránh dị tật thai nhi mà mẹ bầu cần biết

Đau chuyển dạ bao lâu thì sinh?

Hầu hết các mẹ bầu khi mang thai đến tam cá nguyệt cuối cùng cũng đều thắc mắc “Đau chuyển dạ sau bao lâu thì sinh?”. Thật ra, biểu hiện đau chuyển dạ là báo hiệu đầu tiên cho thấy thời khắc sinh con của mẹ đang gần kề. Trong suốt quá trình chuyển dạ, cơ tử cung co giãn liên tục để cổ tử cung được mở rộng ra, tạo điều kiện cho em bé chui lọt ra ngoài khi sinh. Quá trình cổ tử cung mở rộng ra đi kèm với hàng loạt cơn đau do co thắt tử cung và được chia làm 2 pha:

  • Pha tiềm tàng (thời gian cần thiết trước khi kích thước cổ tử cung mở ra đến 6cm)
  • Pha tích cực (khoảng thời gian cổ tử cung mở rộng từ 6cm lên đến kích thước tối đa khoảng độ 10cm).

Pha tiềm tàng

Thời gian của pha tiềm tàng thường không thể dự đoán trước. Đau chuyển dạ bao lâu thì sinh còn tùy thuộc vào cơ địa từng mẹ bầu, tiền sử mang thai trước đó và những yếu tố liên quan khác. Đối với mẹ bầu sinh con lần đầu, thời gian trung bình rơi vào khoảng vài giờ đến vài ngày.

Còn với mẹ bầu đã từng mang thai trước đó, pha tiềm tàng thường sẽ ngắn hơn. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cho mẹ bầu biết khi nào dấu hiệu đau chuyển dạ cần phải nhập viện. Nếu nhận thấy hiện tượng vỡ nước ối hoặc âm đạo ra máu nhiều bất thường thì thai phụ cần phải nhập viện ngay lập tức.

Xem thêm Đồ ăn vặt cho bà bầu vừa ngon miệng lại đủ loại dưỡng chất thiết yếu

Pha tích cực

Can you take hay fever tablets when pregnant? | GoodtoKnow
Pha tích cực

Làm gì khi có dấu hiệu chuyển dạ? Đây là lúc mẹ bầu cần phải nhập viện theo dõi càng sớm càng tốt. Các cơn đau chuyển dạ càng lúc càng nặng nề hơn, xảy ra thường xuyên hơn. Thai phụ có thể cảm thấy chân bị chuột rút và cảm giác buồn nôn. Trong pha này, mẹ bầu sẽ nhanh chóng bị vỡ ối và cảm thấy áp lực ngày càng nặng lên phần lưng. Bác sĩ và các nữ hộ sinh sẽ đồng hành bên bạn trong suốt quá trình này.

Đối với tất cả mẹ bầu, trải qua một quá trình dài mang thai và hàng loạt các cơn đau chuyển dạ hành hạ vào các tháng cuối cùng của thai kỳ là cảm giác không thể nào quên được. Tuy nhiên, hãy cố gắng vượt qua những cơn đau chuyển dạ vì chỉ ngay sau đó thôi là hạnh phúc vỡ òa khi thấy được con mình chào đời trọn vẹn.

Qua bài viết trên Thoitrangbau.vn đã cung cấp các thông tin về làm gì khi có dấu hiệu chuyển dạ? Dấu hiệu đau chuyển dạ. Hy vọng những thông tin trên của bài viết sẽ hữu ích với các bạn đọc, cảm ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết này nhé.

Mỹ Phượng – Tổng hợp & chỉnh sửa

Tham khảo ( carewithlove.com.vn, www.vinmec.com, … )