Chuyển dạ là gì? Các dấu hiệu nhận biết chuyển dạ sinh con

Chuyển dạ là gì? Không phải lúc nào quá trình chuyển dạ cũng tự bắt đầu một cách tự nhiên và bạn cung không biết lúc nào mình sẽ chuyển dạ. Chính vì thế bạn cần nên xem qua bài viết dưới đây để biết thêm nhiều thông tin về chuyển dạ, cùng tham khảo nhé.

Chuyển dạ là gì?

Chuyển dạ là gì? Thông tin cho bạn đọc
Chuyển dạ là gì?

Chuyển dạ là quá trình diễn tiến của nhiều hiện tượng, trong đó quan trọng nhất là cơn co tử cung làm cho cổ tử cung xóa mở, kết quả là thai, nhau được tống xuất ra ngoài.

Khởi phát chuyển dạ là một quá trình mà bác sĩ sẽ kích thích các cơn gò tử cung giúp sản phụ sinh con qua ngã âm đạo. Thai kỳ của người mẹ thường kết thúc vào tuần thứ 38-40, lúc này sản phụ sẽ xuất hiện những co tử cung, báo hiệu quá trình chuyển dạ bắt đầu và em bé sắp chào đời. Tuy nhiên trong trường hợp sản phụ không có cơn đau chuyển dạ dù đã quá ngày dự sinh. Các bác sĩ bắt buộc phải làm thủ thuật khởi phát chuyển dạ, gây nên cơn chuyển dạ để kết thúc thai kỳ.

Xem thêm Bà bầu huyết áp thấp sao không? Cần lưu ý gì bạn đã biết hay chưa?

Các dấu hiệu nhận biết chuyển dạ sinh con so như thế nào?

Bung nhớt hồng

Trong suốt thời gian mang thai, ở vị trí chỗ nối cổ tử cung và âm đạo luôn có một nút nhầy vững chắc. Bên cạnh lớp cơ thành tử cung, lớp màng ối, nút nhầy này cũng là một hàng rào bảo vệ cho thai nhi, chống sự xâm nhập của vi khuẩn hay các lực tác động cơ học từ bên ngoài vào buồng ối.

Chính vì vậy, khi cổ tử cung bắt đầu mở ra, nút nhầy sẽ bị bung ra và thoát ra ngoài cửa âm đạo như một chút nhầy nhớt, có màu hồng. Đây là dấu hiệu cảnh báo thời khắc chuyển dạ chính thức chuẩn bị bắt đầu.

Xuất hiện cơn gò tử cung

Vào tháng cuối thai kỳ, sản phụ đôi khi cảm nhận được các cơn trằn khắp bụng lúc di chuyển hay cử động mạnh. Cảm giác này khá mơ hồ, đa phần diễn ra ngắn, tần suất thưa thớt, không gây đau đớn gì rõ rệt và cũng không có ý nghĩa thay đổi cổ tử cung hay vị thế của thai nhi.

Chỉ khi thai bước vào tuần từ 38 đến 40, các cơn gò sẽ khởi động rõ ràng hơn với chu kỳ tăng dần về cường độ lẫn tần số. Trong cơn, sản phụ sẽ cảm giác đau nhiều và khắp cả vùng bụng căng cứng. Kết hợp với cách thở và rặn sinh hiệu quả của sản phụ, đây chính là động lực cho quá trình chuyển dạ tống xuất thai nhi ra ngoài.

So với sinh con những lần sau, khi chuyển dạ sinh con so, sản phụ thường chịu đau đớn do các cơn gò tử cung nhiều hơn. Bởi tầng sinh môn và cổ tử cung khi chưa sinh lần nào thường rất vững chắc; do đó, các cơn gò cần đạt hiệu quả về cường độ, thời gian kéo dài lẫn tần suất xảy ra cơn mới đảm bảo xóa mở được cổ tử cung và tống xuất thai ra ngoài.

Chảy nước ối

Solar Eclipse 2021 Pregnancy Precautions: Dos and Don'ts every pregnant woman should keep in mind during Surya Grahan
Chảy nước ối

Dưới tác động của cơn gò tử cung, áp lực trong buồng tử cung tăng lên đỉnh điểm, đầu thai di chuyển xuống, tạo thành đầu ối. Đầu ối căng phồng và tại vị trí tiếp giáp với vòng cổ tử cung, đây là nơi màng ối mỏng nhất và rất dễ vỡ. Khi màng ối vỡ, một lượng nước ối trong buồng tử cung sẽ chảy ra ngoài. Nếu màng ối tự trượt lên nhau hay đầu thai nhi xuống thấp chèn vào, dòng nước ối sẽ bị ngăn chặn hoàn toàn hay chỉ chảy rỉ rả.

Lúc này, vỡ ối cũng là tác nhân khiến cơn gò tử cung xuất hiện nhiều hơn và trở nên dồn dập hơn.

Xem thêm 9 Dấu hiệu cảnh báo thai yếu phổ biến mà mẹ bầu phải hết sức lưu tâm

Những thay đổi qua thăm khám âm đạo

Chuyển dạ là gì? Đây là những dấu hiệu chuyển dạ thực tế khách quan thông qua động tác thăm khám bên trong âm đạo của các bác sĩ sản khoa hay nữ hộ sinh. Các đặc điểm cần ghi nhận là sự thay đổi ở cổ tử cung, cụ thể là cổ tử cung xóa và mở dần dưới tác động của cơn gò, đầu ối thai nhi được thành lập (chỉ khi màng ối còn nguyên vẹn) và có sự tiến triển của ngôi thai sau mỗi cơn co tử cung. Khi có đầy đủ các dấu hiệu nêu trên, bác sĩ sẽ báo cho bạn biết thời điểm thích hợp cần rặn sinh theo chu kỳ cơn gò, nhằm tăng tính hiệu quả tống xuất thai nhi ra ngoài.

Khi nào mẹ bầu nên gọi cho bác sĩ?

Gần đến giai đoạn “về đích” của thai kỳ, các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách tính thời gian cơn gò, báo chuyển dạ gồm: thời gian giữa các cơn gò và thời gian của mỗi cơn gò, cụ thể:

Ngoài ra, nếu có các dấu hiệu sắp sinh sau đây, bạn hãy đến bệnh viện càng sớm càng tốt:

  • Gặp phải các dấu hiệu sinh non như: các cơn gò xuất hiện trước tuần thứ 37, chảy máu âm đạo, tiết dịch âm đạo bất thường, đau bụng, đau vùng xương chậu hoặc đau lưng.
  • Vỡ ối hoặc rò rỉ nước ối, bạn hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu nước ối có màu vàng nâu hoặc màu xanh lục vì đây là dấu hiệu của phân su – là phân thải đầu tiên trong đời và sẽ gây nguy hiểm khi trẻ hít hay nuốt phải nó trong khi sinh.
  • Chảy máu hay dịch âm đạo có lẫn máu tươi, không phải màu nâu hay hồng nhạt, bụng rất đau và đau liên tục hoặc bị sốt.
  • Cảm nhận em bé trong bụng hoạt động ít hơn thường ngày.
  • Chảy máu âm đạo, bụng rất đau và đau liên tục hoặc bị sốt.
  • Cảm thấy hoa mắt, đau đầu hoặc cơ thể bị sưng phù hay chứng sưng phù trở nên nghiêm trọng vì đây là triệu chứng của tiền sản giật hay tăng huyết áp thai kỳ.

Xem thêm Mách mẹ bầu thực phẩm dễ gây sảy thai các mẹ nên tránh

Phân biệt cơn co tử cung giả và thật

Pregnancy Information | Everything You Need to Know
Phân biệt cơn co tử cung giả và thật

Theo Hội Sản Phụ khoa Mỹ, các cơn co chuyển dạ giả, hay còn được gọi là cơn co Braxton Hicks, thường xuất hiện ở quý III của thai kỳ, nhất là tháng cuối thai kỳ trước khi sinh.

Chuyển dạ là gì? Cơn co tử cung giả thường xảy ra trong khoảng thời gian ngắn không đều và cách xa nhau. Các cơn co giả thường được cảm nhận thấy ở phía trước của cơ thể chỗ vùng bụng dưới khi bạn đi bộ hoặc tăng vận động. Những cơn co này bạn có thể cảm nhận được nhưng thường không gây cảm giác đau thắt từng cơn

Cơn co chuyển dạ thực sự xảy ra khi bạn có cơn co tử cung đều đặn, 2 cơn co trong 10 phút, tăng dần về tần số và cường độ mạnh dần. Các cơn co chuyển dạ thực sự không biến mất ngay cả khi sản phụ thay đổi tư thế, hoặc nằm nghỉ ngơi.

Qua bài viết trên Thoitrangbau.vn đã cung cấp các thông tin về chuyển dạ là gì? Các dấu hiệu nhận biết chuyển dạ sinh con. Hy vọng những thông tin trên của bài viết sẽ hữu ích với các bạn đọc, cảm ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết này nhé.

Mỹ Phượng – Tổng hợp & chỉnh sửa

Tham khảo ( vinmec, hongngochospital.vn, … )