Chuyển dạ kéo dài một vấn đề thường gặp khá phổ biến ở các thai phụ. Vậy chuyển dạ kéo dài là gì? Qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hơn đến bạn đọc, cùng tham khảo nhé.
Chuyển dạ kéo dài là gì?
Sinh con là một trải nghiệm riêng biệt chỉ dành cho phụ nữ, cho dù bạn là người làm mẹ lần đầu hay lần thứ hai. Sau giai đoạn “mang nặng”, thai phụ bước vào giai đoạn “đẻ đau”. Chuyển dạ là một quá trình đánh dấu sự kết thúc của 9 tháng thai kỳ.
Quá trình chuyển dạ bình thường bắt đầu với cơn gò tử cung ngắn, kéo dài khoảng 10 đến 15 giây và tần số xuất hiện thường dài như 10 phút có một cơn co. Các cơn co này thường gây đau nhẹ. Càng gần đến lúc rặn sinh thì cơn co tử cung kéo dài hơn khoảng 15 – 20 giây rồi 20 – 30 giây, và lúc cơn co kéo dài khoảng 30 – 40 giây là lúc em bé sắp sửa ra đời. Sự xuất hiện các cơn co cũng thường xuyên hơn, 10 phút sẽ có 3 cơn co và khi 10 phút có hơn 3 cơn co và khi người mẹ đau bụng dữ dội là thời điểm rặn sinh bé.
Xem thêm Thuốc bổ sung Canxi cho bà bầu và những điều đặc biệt cần lưu ý
Chuyển dạ giai đoạn sớm kéo dài
Lhi diễn ra hơn 8 giờ mà không chuyển sang giai đoạn 1 chuyển dạ.
Chuyển dạ giai đoạn một kéo dài
Khi diễn ra hơn 12 giờ mà không chuyển sang chuyển dạ giai đoạn thứ hai.
Chuyển dạ giai đoạn hai kéo dài
Chuyển dạ giai đoạn hai thường mất từ 5 đến 30 phút. Nhưng đối với chuyển dạ kéo dài, chúng sẽ có đôi chút khác biệt: Trong trường hợp bạn từng mang thai trước đó, chuyển dạ kéo dài ở giai đoạn thứ 2 sẽ diễn ra trong 2 – 3 giờ. Nếu đây là lần đầu có con, chuyển dạ giai đoạn thứ hai sẽ kéo dài 1 – 2 giờ.
Dấu hiệu của chuyển dạ kéo dài
Chuyển dạ kéo dài một số biểu hiện có thể là dấu hiệu của hiện tượng chuyển dạ kéo dài là:
- Thời gian chuyển dạ diễn ra hơn 18 giờ: Đây có thể là dấu hiệu nổi bật nhất của cơn chuyển dạ kéo dài
- Sản phụ kiệt sức: Tình trạng mệt mỏi, kiệt sức có thể bị mất nước và miệng có thể bị khô do thở bằng miệng kéo dài
- Đau lưng và hai bên người, lan xuống đùi do lưng bị đè mạnh trong thời gian dài.
- Giảm cơn đau chuyển dạ theo thời gian khi các cơ trở nên mệt mỏi
- Nhịp tim nhanh do mất nước, kiệt sức và căng thẳng
- Tử cung mềm khi chạm vào và không giãn hoàn toàn giữa các cơn co thắt;
Xem thêm Bà bầu huyết áp thấp sao không? Cần lưu ý gì bạn đã biết hay chưa?
Nguyên nhân khiến quá trình chuyển dạ kéo dài
Có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn khiến bạn quá trình chuyển dạ của bạn không được suôn sẻ (2). Trong đó có một số yếu tố chính là:
Tính chất cơn co
- Cơn co tử cung được xem là động lực chính của cuộc chuyển dạ, Mọi rối loạn của cơn co tử cung đều gây khó khăn, thậm chí có thể làm cho cuộc chuyển dạ đình trệ hoặc kéo dài.
- Cơn co tử cung giảm, cơn co thưa và cường độ các cơn co yếu hoặc trương lực cơ tử cung không đủ .
Thai nhi
- Kích thước thai lớn hơn mức trung bình, việc đánh giá thai tùy thuộc vào mức cân nặng thai nhi, thai trên 3.500 gram được gọi là thai to – với khung chậu bình thường của người phụ nữ Việt Nam, thai trên 3.500 gram có thể sẽ khiến sản phụ gặp khó khăn khi sinh;
- Chu vi vòng đầu thai nhi lớn;
- Ngôi thai bất thường
- Thai nhi có dị dạng bẩm sinh như não úng thủy, bụng cóc… có thể làm khối thai to lên gây khó khăn trong quá trình chuyển dạ…
Từ mẹ
- Tâm lý thai phụ;
- Khung chậu hẹp;
- Âm đạo chưa giãn nở đủ để em bé chào đời;
- U đường sinh dục và vùng chậu cản trở đường sinh;
- Tử cung bất thường bẩm sinh : tử cung đôi, tử cung kém phát triển;
- Thai phụ có tổng mức cân nặng hoặc chỉ số khối cơ thể cao…
Khoảng 55% do cơn co, 30% do thai, 15% do bất thường về khung chậu. Một số ít trường hợp cơn co tốt, ngôi thai tôt, không có bất tương xứng nhưng người mẹ có biểu hiện tâm lý lo âu quá mức. Yếu tố tâm lý này ảnh hưởng đến tiến độ mở cổ tử cung.
Xem thêm Mẹ bầu uống thừa DHA sao không? Trường hợp mẹ cần bổ sung DHA
Những đối tượng có nguy cơ bị chuyển dạ kéo dài
Chuyển dạ kéo dài những mẹ bầu sau có nguy cơ cao hơn
Béo phì
Mẹ bầu bị béo phì thường có kích thước thai nhi lớn hơn bình thường, nhất là đi kèm với cao huyết áp hoặc tiểu đường thai kỳ khiến sức khỏe thể chất của mẹ yếu hơn. Béo phì cũng khiến mỡ tích tụ nhiều hơn quanh khu vực âm đạo, khả năng giãn nở kém nên quá trình chuyển dạ cũng diễn ra chậm hơn.
Mẹ bầu thiếu dinh dưỡng
Không chỉ mẹ bầu béo phì mà những mẹ quá gầy, dinh dưỡng kém trong thai kỳ cũng thường có thời gian chuyển dạ lâu hơn bình thường. Hơn nữa những mẹ này cũng dễ gặp biến chứng sản khoa hơn, hãy chú ý hơn đến chế độ dinh dưỡng và chăm sóc cơ thể.
Mẹ bầu mang thai khi lớn tuổi
Độ tuổi sinh con tốt nhất của phụ nữ là từ 20 – 30 tuổi, việc mang thai lần đầu khi trên 35 tuổi thường khiến mẹ gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe. Trong đó nguy cơ hay sinh khó cũng cao hơn.
Xem thêm Mách mẹ bầu thực phẩm dễ gây sảy thai các mẹ nên tránh
Làm gì khi chuyển dạ kéo dài?
Chuyển dạ kéo dài điều đầu tiên mà mẹ bầu cũng như y bác sĩ và người chăm sóc cần thực hiện khi xảy ra tình trạng là cần giữ bình tĩnh và nhanh chóng đưa ra hướng xử lý. Các bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ cố gắng hít thở sâu, chậm rãi để lấy lực rặn cho trẻ có thể nhanh chóng đẩy ra ngoài.
Tùy vào thể trạng cũng như từng trường hợp, bác sĩ sẽ xem xét các phương pháp hỗ trợ sinh cho mẹ như:
Thay đổi tư thế sinh con: Phù hợp với kích thước và ngôi thai để trẻ dễ dàng được sinh ra hơn.
Dùng thuốc giảm đau để tăng sức mạnh tử cung, tăng sức rặn.
Đặt kềm, hút chân không để tăng lực đưa em bé ra, thường dùng trong trường hợp nguy cơ biến chứng cao do chuyển dạ tự nhiên.
Sinh mổ.
Qua bài viết trên Thoitrangbau.vn đã cung cấp các thông tin về chuyển dạ kéo dài những vấn đề bạn cần biết. Hy vọng những thông tin trên của bài viết sẽ hữu ích với các bạn đọc, cảm ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết này nhé.
Mỹ Phượng – Tổng hợp & chỉnh sửa
Tham khảo ( www.vinmec.com, tamanhhospital.vn, … )